chevron Newwave Solutions
Back

Tìm hiểu công nghệ AR và ứng dụng thực tiễn

Công nghệ AR

Công nghệ AR đang phát triển mạnh mẽ hơn từng ngày, cho phép tích hợp thông tin ảo vào thế giới thực để tạo ra những trải nghiệm sống động và chân thực hơn. Trong bài viết dưới đây, Newwave Solutions sẽ giới thiệu cho bạn về công nghệ AR.

Công nghệ AR là gì?

Công nghệ Augmented Reality, viết tắt là AR, là một hình thức của công nghệ thực tế ảo tăng cường, kết hợp thế giới thực và thế giới ảo thông qua công nghệ ba chiều để tăng cường trải nghiệm hình ảnh và âm thanh, kích thích giác quan trong thế giới ảo.

Công nghệ AR đang thịnh hành hiện nay
Công nghệ AR đang thịnh hành hiện nay

Cụ thể, AR là việc gắn kết thông tin ảo vào thế giới thực, cho phép người dùng tương tác với các đối tượng ảo trong môi trường thực tế, từ các ứng dụng điện tử, trực quan hóa sản phẩm, chiến dịch tiếp thị, kiến trúc và thiết kế nhà cửa, đến giáo dục và sản xuất công nghiệp.

Về cách hoạt động, cơ chế AR sử dụng trí tuệ nhân tạo và phần mềm để thu thập dữ liệu từ thế giới thực, sau đó áp dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý thông tin và hoạt động các hành động, thường thông qua giọng nói. Trải nghiệm AR được truyền đạt qua ống kính hoặc màn hình, giúp tạo ra trải nghiệm chân thực hơn và sinh động hơn.

>>> Xem ngay: Vòng Đời Phát Triển Phần Mềm 2023: Các Giai Đoạn Và Một Số Lợi Ích

AR live là gì?

Phát trực tiếp AR hay còn được gọi là AR live streaming, cung cấp quyền truy cập vào camera của thiết bị từ xa để bạn có thể xem luồng video về môi trường xung quanh, được tăng cường bằng thực tế tăng cường. 

Với tính năng phát trực tiếp AR live, bạn có thể điều khiển các thiết bị camera từ xa để dễ dàng hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng ở bất kỳ vị trí nào.

Phát trực tiếp AR có gì đặc biệt?
Phát trực tiếp AR có gì đặc biệt?

Bạn đã hiểu rõ AR live là gì và cơ chế của AR live chưa? Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mục đích sử dụng của công nghệ AR.

Mục đích sử dụng công nghệ AR

Cơ chế AR khá phức tạp, nhờ đó mục đích của công nghệ AR cũng vô cùng hữu ích. Nhờ cơ chế 3D trực tiếp có tích hợp hình ảnh 3D ảo vào các thiết bị kỹ thuật số, cung cấp trải nghiệm giải trí tiện lợi mọi lúc, mọi nơi. 

Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể tham gia trải nghiệm thông qua màn hình của thiết bị tích hợp, mà không thể hóa thân vào thế giới ảo và sống trong không gian 3D.

Phân loại thực tế ảo tăng cường AR 

Thực tế ảo tăng cường AR được chia thành hai loại chính: AR dựa trên điểm đánh dấu và AR không có điểm đánh dấu. Lựa chọn giữa hai loại này phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và mục tiêu sử dụng. Dưới đây là một số điểm mạnh và yếu của cả hai loại AR:

AR dựa trên điểm đánh dấu

Loại AR này thường có độ chính xác cao hơn vì có khả năng xác định vị trí và hướng dựa trên điểm đánh dấu. Sử dụng công nghệ AI và dữ liệu lưu trữ, từ các đối tượng như hình ảnh, logo và biểu tượng làm điểm đánh dấu, thiết bị có thể xác định vị trí chính xác để đặt hình ảnh AR vào đúng vị trí. 

Tuy nhiên, điểm yếu của loại này là phải có đối tượng đánh dấu để hoạt động, điều này có thể hạn chế trong môi trường không có điểm đánh dấu.

AR không có điểm đánh dấu

Loại AR này linh hoạt hơn vì không cần điểm đánh dấu, có thể được sử dụng trong nhiều tình huống đặc biệt, đặc biệt là trong môi trường động và thay đổi nhanh chóng. 

Tuy nhiên, điểm yếu của AR không có điểm đánh dấu là có thể không đạt được độ chính xác cao như AR dựa trên điểm đánh dấu, cần có thuật toán nhận dạng mạnh mẽ để xác định và theo dõi các đối tượng không có điểm đánh dấu.

Khi lựa chọn loại AR, quan trọng nhất là phải xác định mục tiêu sử dụng cụ thể và môi trường mà ứng dụng sẽ hoạt động. Cả hai loại AR đều có ưu nhược điểm riêng, sự lựa chọn cuối cùng sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của dự án ứng dụng AR của doanh nghiệp.

Cách thức hoạt động của AR

Nguyên tắc hoạt động của công nghệ AR là cho phép người dùng thấy các đối tượng ảo được tích hợp vào thế giới thực. Quá trình này có hai giai đoạn chính như sau:

Thu thập và phân tích hình ảnh

Trong giai đoạn này, cơ chế AR sử dụng camera để thu thập hình ảnh từ môi trường thực. Sau đó, thông qua các thuật toán phân tích, hình ảnh được chia thành các đối tượng riêng biệt. Các thuật toán phổ biến bao gồm:

  • Xác định điểm dẫn (Interest Point).
  • Dấu chuẩn (Fiducial Marker).
  • Luồng quang (Optical Flow).

Mô phỏng và tích hợp đối tượng ảo

Sau khi hình ảnh được phân tích, công nghệ AR tạo ra một mô hình tương ứng với hệ tọa độ của thế giới thực. Đối tượng ảo sau đó được tích hợp vào mô hình này, đảm bảo rằng chúng có vị trí và hướng phù hợp trong thế giới thực.

Ứng dụng của công nghệ AR

Công nghệ AR đang lan rộng vào nhiều lĩnh vực khác nhau và mang lại nhiều lợi ích đáng kể:

Lĩnh vực giải trí: Công nghệ AR mở ra những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn cho người dùng. Các trò chơi AR kết hợp giữa thế giới thực và thế giới ảo, tạo ra những thử thách và nhiệm vụ thú vị. Ngoài ra, AR cũng được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đặc biệt trong các bộ phim và chương trình truyền hình.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: AR cung cấp công cụ giảng dạy và học tập mới mẻ, sinh động. Giáo viên có thể sử dụng AR để tạo ra các bài giảng hấp dẫn, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Không những tế, thực tế ảo tăng cường còn giúp mô phỏng các thí nghiệm thực tế giúp trải học sinh có trải nghiệm học tập về các lĩnh vực thực tế.

Ứng dụng công nghệ AR trong lĩnh vực giáo dục
Ứng dụng công nghệ AR trong lĩnh vực giáo dục

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Cơ chế 3D trực tiếp hỗ trợ trong việc quan sát hình ảnh 3D chi tiết cao để hỗ trợ trong học tập và nghiên cứu y học. Nó cũng được sử dụng để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình phẫu thuật và đào tạo y học.

Lĩnh vực bất động sản: AR thực tế ảo tăng cường được sử dụng để tạo ra các mô hình ảo của dự án bất động sản, giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan và chính xác về dự án.

Lĩnh vực bán lẻ: Công nghệ AR tạo ra trải nghiệm mua sắm chân thực và thu hút hơn. Khách hàng có thể sử dụng AR để xem chi tiết sản phẩm, so sánh chúng với nhau và trải nghiệm mua sắm một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, AR giúp tạo ra các hiệu ứng hỗ trợ truyền thông, tạo ra trải nghiệm tương tác thu hút khách hàng.

Thách thức trong việc ứng dụng công nghệ AR tại Việt Nam

Mặc dù công nghệ thực tế ảo tăng cường AR đã được triển khai vào thực tế, nhưng vẫn tồn tại một số thách thức. Thách thức đầu tiên đặt ra là về phần cứng. Cụ thể, các thiết bị AR, đặc biệt là tai nghe, hiện vẫn cồng kềnh và đòi hỏi kết nối với máy tính hoặc laptop, cùng với chi phí cao, gây khó khăn trong việc tiếp cận đối với nhiều người dùng.

Thách thức thứ hai liên quan đến nội dung. Để tạo ra các trải nghiệm AR hấp dẫn, cần phải có nội dung 3D chất lượng cao. Tuy nhiên, việc phát triển nội dung 3D tốn nhiều thời gian và chi phí, đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ này. Hơn nữa, công nghệ thực tế ảo AR cũng có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như mỏi mắt, buồn nôn, hoặc chóng mặt.

Thách thức to lớn khi ứng dụng công nghệ AR tại Việt Nam
Thách thức to lớn khi ứng dụng công nghệ AR tại Việt Nam

Các nhà nghiên cứu chuyên sâu và phát triển công nghệ AR đang không ngừng nỗ lực ngày đêm để đưa ra các giải pháp, vượt qua các thách thức lớn này. Việc cần làm là cần cải thiện được phần cứng, nội dung từ đó nâng cao được trải nghiệm của người dùng. Khi những thách thức này được giải quyết, AR sẽ trở thành một công nghệ phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực cuộc sống.

Công nghệ AR đang dần trở nên phổ biến và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với những ưu điểm vượt trội, công nghệ AR hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho người dùng trong tương lai. Để cập nhật thông tin công nghệ mới nhất, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết trên trang web Newwave Solutions.

 

Tags

Tô Quang Duy là CEO của Newwave Solutions - Công ty phát triển phần mềm hàng đầu Việt Nam. Ông được công nhận là một chuyên gia công nghệ xuất sắc. Kết nối với ông ấy trên LinkedIn và Twitter.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Văn phòng

Newwave Solutions là một trong Top 10 công ty Phát triển Phần mềm hàng đầu tại Việt Nam với 12+ năm kinh nghiệm và 300+ chuyên gia IT.
MST: 0105627951
Giờ làm việc: 8:30 - 17:30 (GMT+7)

icon-map Newwave Solutions
Trụ sở chính
Hà Nội
Tầng 1, 4, 10, toà nhà Mitec, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam
View Map
icon-map Newwave Solutions
Chi nhánh
Tokyo
1-11-8 Yushima, Quận Bunkyo, Thành phố Tokyo 113-0034, Nhật Bản
View Map
Newwave Solutions Hotline Newwave Solutions Zalo Newwave Solutions Email