chevron Newwave Solutions
Back

Web Portal Là Gì? Thiết kế website cổng thông tin điện tử

Thiết kế Web
June 6, 2024
Web Portal Là Gì? Thiết kế website cổng thông tin điện tử

Hiện nay, ngày càng nhiều các trang web có xu hướng phát triển và hình thành Web portal nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ Web Portal là gì bên cạnh các bước cơ bản để thiết kế giao diện web portal.

Từ đó, bạn sẽ sẵn sàng bắt tay vào việc xây dựng web portal chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của mình.

1. Web Portal là gì?

Web Portal là gì?
Web Portal là gì?

Thiết kế Web Portal cổng thông tin điện tử là một trang web đa chức năng, cung cấp nhiều dịch vụ và thông tin hữu ích từ các nguồn trên Internet. Với đặc điểm này, Web Portal cho phép người dùng truy cập vào nhiều dịch vụ khác nhau từ một điểm duy nhất. Từ đó họ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho việc tìm kiếm thông tin. 

Khả năng tích hợp:

Một điểm nổi bật của Web Portal là khả năng tích hợp các dịch vụ từ nhiều nguồn khác nhau. Từ tìm kiếm tin tức, trao đổi qua email hay truy cập mạng xã hội, mọi thứ đều được tập trung tại một nơi duy nhất, tạo ra sự thuận tiện cho người dùng.

Giao diện thân thiện:

Giao diện của web portal thường được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng. Những tính năng được sắp xếp một cách logic, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Ứng dụng đa dạng:

Web portal không chỉ hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc quản lý dữ liệu và cung cấp thông tin cho nhân viên mà còn phục vụ nhu cầu cấp thiết cho nhiều lĩnh vực khác. Từ giáo dục đến giải trí, từ công việc đến học tập, web portal đều mang đến tiện ích tối đa cho mọi người.

 

2. Sự khác biệt giữa website và web portal là gì?

Dựa trên bảng so sánh, website thường cung cấp thông tin tĩnh và dành cho một đối tượng lớn. Web portal cung cấp nhiều dịch vụ tương tác và có thể được tùy chỉnh cho một nhóm người dùng cụ thể hoặc một ngành nghề cụ thể.

Có thể phân tích điểm khác biệt của Website và Portal theo những tiêu chuẩn sau:

Đặc Điểm Website Web Portal
Phạm Vi Thường chỉ cung cấp thông tin không thay đổi thường xuyên hoặc không cập nhật theo thời gian thực. Truyền tải thông tin theo một chiều từ người tạo nội dung đến người dùng. Tích hợp nhiều nguồn thông tin và dịch vụ khác nhau. Cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên từ nhiều nguồn trong một giao diện duy nhất.
Mục Đích Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc chia sẻ thông tin về một chủ đề cụ thể

ví dụ: Trang web của một doanh nghiệp hoặc blog cá nhân

Cung cấp nhiều dịch vụ và thông tin khác nhau từ nhiều nguồn.

ví dụ:  Một web portal về giáo dục cung cấp thông tin về khóa học, lịch học, tài liệu và diễn đàn giao lưu

Tính Tương Tác Thông tin thường không thay đổi thường xuyên và không yêu cầu sự tương tác từ người dùng. Người dùng chủ yếu đọc hoặc xem thông tin mà không thể phản hồi hoặc tương tác trực tiếp Cho phép người dùng truy cập và tạo ra các tương tác 2 chiều với trang web:  ví dụ như email, cập nhật tin tức, quản lý tài khoản, và các tính năng khác
Đối Tượng Sử Dụng Phù hợp cho nhiều nhóm người dùng, từ công chúng rộng rãi đến những nhóm người dùng cụ thể. Dành cho 1 nhóm người/ngành cụ thể
Sự khác biệt giữa website và web portal
Sự khác biệt giữa website và web portal

3. Hướng dẫn chi tiết cách tạo một web portal hoàn chỉnh

Hoàn thiện web portal không chỉ là việc tạo ra một website thông thường, mà còn là quá trình xây dựng một nền tảng trực tuyến đa chức năng và có tính tương tác cao. Quá trình này đòi hỏi sự cân nhắc và kỹ thuật chi tiết.

Hướng dẫn chi tiết cách tạo một web portal
Hướng dẫn chi tiết cách tạo một web portal

Dưới đây là quy trình hướng dẫn gồm 7 bước để hoàn thiện một web portal chuyên nghiệp:

Bước 1: Lên ý tưởng chủ đề cho web portal

Trước khi bắt đầu, bạn cần xác định rõ mục tiêu của web portal và đối tượng sử dụng mục tiêu. Bạn cần hiểu rõ người dùng cuối của web portal và nhu cầu của họ. Sau đó đặt ra các câu hỏi như “Web portal này sẽ phục vụ mục đích gì?” và “Ai sẽ là người dùng chính?” và lên ý tưởng về chủ đề của trang web, 

Nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh cũng là một phần không thể thiếu. Điều này giúp bạn hiểu rõ về cơ hội và thách thức trong thị trường, cũng như xây dựng chiến lược nhằm tạo ra một web portal nổi bật.

Bước 2: Đăng ký tên miền cho web portal

Sau khi đã có ý tưởng và chủ đề, bạn cần đăng ký tên miền cho web portal của mình. Tên miền cần phản ánh rõ ràng về nội dung và mục tiêu của trang web. Trước khi đăng ký, hãy kiểm tra tính khả dụng của tên miền trên các trang web cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền. Đảm bảo bạn chọn một tên miền dễ nhớ, dễ gõ và phù hợp với chủ đề của trang web của bạn.

Bước 3: Lựa chọn gói Web Hosting

Lựa chọn gói Web Hosting
Lựa chọn gói Web Hosting

Sau khi đã có tên miền, bạn cần chọn một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web (web hosting) để lưu trữ dữ liệu của trang web. Các yếu tố quan trọng cần xem xét khi chọn gói hosting bao gồm băng thông, dung lượng lưu trữ, hỗ trợ kỹ thuật và bảo mật.

Hãy tìm hiểu kỹ về các gói hosting được cung cấp bởi các nhà cung cấp khác nhau và chọn gói phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của bạn. Đảm bảo bạn chọn một nhà cung cấp lưu trữ đáng tin cậy và có thể đảm bảo uptime cao để đảm bảo web portal của bạn luôn hoạt động tốt.

Bước 4: Chọn mã nguồn để tạo web portal

Sau khi đã có tên miền và hosting, bạn cần quyết định mã nguồn để xây dựng trang web. Mã nguồn là một phần mềm hoặc hệ thống các tập tin mà bạn sử dụng để tạo ra trang web.

Nếu bạn không có kỹ năng lập trình hoặc muốn tiết kiệm thời gian, các CMS miễn phí như WordPress, Joomla, hoặc Drupal sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Những CMS này sở hữu giao diện thân thiện bên cạnh các chức năng thông minh giúp bạn dễ dàng xây dựng web portal trong mơ.

Trong trường hợp bạn muốn tùy chỉnh cao bạn có thể chọn xây dựng trang web từ đầu bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript và PHP.

Bước 5: Thiết kếwebsite cổng thông tin điện tử

Sau khi đã chọn mã nguồn, bạn cần thiết kế giao diện trang web. Giao diện trang web cần phản ánh rõ ràng về chủ đề và mục tiêu, đồng thời cung cấp một trải nghiệm người dùng tốt.

Bắt đầu bằng việc xác định bố cục của trang web, bao gồm vị trí của menu, banner, nội dung chính và footer. Sau đó, chọn màu sắc, font chữ và hình ảnh phù hợp với chủ đề của trang web để tạo ra một giao diện hấp dẫn và chuyên nghiệp.

Thiết kế giao diện web portal
Thiết kế giao diện web portal

Bước 6: Lưu ý cấu trúc web portal

Xác định cấu trúc của trang web là một bước quan trọng để đảm bảo người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập thông tin. Bạn cần xác định các trang cần thiết và phân loại chúng thành các danh mục và chủ đề.

  • Trang chủ: Trang chủ là trang đầu tiên mà người dùng thấy khi truy cập vào web portal của bạn. Đây là nơi để giới thiệu về web portal và cung cấp các liên kết đến các phần khác của trang.
  • Giới thiệu: Trang này cung cấp thông tin chi tiết về mục tiêu, sứ mệnh và đội ngũ phát triển của web portal. Nó giúp người dùng hiểu rõ hơn về mục đích và giá trị của trang web.
  • Sản phẩm/Dịch vụ: Trang này hiển thị các sản phẩm hoặc dịch vụ mà web portal cung cấp, cung cấp thông tin chi tiết và giá cả. Người dùng có thể tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ này và thực hiện các thao tác mua hàng hoặc đặt dịch vụ.
  • Blog: Trang blog là nơi mà bạn chia sẻ thông tin, tin tức, và kiến thức chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của web portal. Bạn có thể đăng các bài viết mới định kỳ để giữ cho nội dung của trang web luôn mới mẻ và hấp dẫn.
  • Liên hệ: Trang liên hệ cung cấp thông tin liên lạc như địa chỉ, số điện thoại, và biểu mẫu liên hệ để người dùng có thể kết nối với bạn khi cần thiết. Điều này giúp tạo điều kiện cho sự tương tác và giao tiếp giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ.

Khi thiết kế cấu trúc của web portal, đảm bảo rằng các liên kết và menu được tổ chức một cách hợp lý và dễ dàng để người dùng dễ dàng điều hướng trên trang web của bạn. Một cấu trúc logic và có tổ chức sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường khả năng tương tác trên web portal.

Bước 7: Phát triển và quản lý web portal

Sau khi đã hoàn thành thiết kế và cấu trúc của web portal, bạn cần lên kế hoạch cho việc phát triển và quản lý web portal trong tương lai. Điều này bao gồm việc xác định nội dung cần cập nhật thường xuyên, tối ưu tính năng và giao diện của trang web, và xây dựng cộng đồng người dùng.

  • Xác định nội dung cần cập nhật thường xuyên như thêm bài viết mới, cập nhật thông tin sản phẩm/dịch vụ, tổ chức các sự kiện và chương trình khuyến mãi để thu hút người dùng mới.
  • Phát triển các tính năng và giao diện mới để cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường tính năng của web portal. Điều này bao gồm quá trình tối ưu hóa web portal cho các thiết bị di động, tích hợp các tính năng mạng xã hội, hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để tăng cường khả năng tìm thấy của web portal trên các công cụ tìm kiếm.
  • Xây dựng cộng đồng người dùng bằng cách tạo ra các diễn đàn, blog, hoặc các kênh truyền thông xã hội. Việc này giúp người dùng có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, và đóng góp ý kiến. 

Nhớ rằng việc phát triển và quản lý web portal là một quá trình liên tục, và bạn nên đánh giá và cập nhật để đáp ứng nhu cầu của người dùng và thị trường. Điều này đảm bảo rằng web portal của bạn phát triển trong môi trường trực tuyến ngày càng cạnh tranh.

4. Kết luận

Trong thực tế, việc hiểu rõ về Web Portal là rất quan trọng. Đặc biệt, trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Việc nắm bắt khái niệm và ứng dụng Web Portal sẽ giúp các doanh nghiệp và tổ chức nâng cao hệ thống dịch vụ của mình, vượt trội so với các Website thông thường. Hy vọng rằng bài viết này của Newwave Solutions đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Web Portal.

Hiện tại, Newwave Solutions tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong việc cung cấp các giải pháp về phát triển Web Portal, Thiết kế website doanh nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm đến các dịch vụ này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường phát triển và thành công.

Tags

Tô Quang Duy là CEO của Newwave Solutions - Công ty phát triển phần mềm hàng đầu Việt Nam. Ông được công nhận là một chuyên gia công nghệ xuất sắc. Kết nối với ông ấy trên LinkedIn và Twitter.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Văn phòng

Newwave Solutions là một trong Top 10 công ty Phát triển Phần mềm hàng đầu tại Việt Nam với 12+ năm kinh nghiệm và 300+ chuyên gia IT.
MST: 0105627951
Giờ làm việc: 8:30 - 17:30 (GMT+7)

icon-map Newwave Solutions
Trụ sở chính
Hà Nội
Tầng 1, 4, 10, toà nhà Mitec, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam
View Map
icon-map Newwave Solutions
Chi nhánh
Tokyo
1-11-8 Yushima, Quận Bunkyo, Thành phố Tokyo 113-0034, Nhật Bản
View Map
Newwave Solutions Hotline Newwave Solutions Zalo Newwave Solutions Email