Phát triển phần mềm và một số kiến thức bạn không thể bỏ lỡ
Trong cuộc sống hiện đại, phát triển phần mềm ảnh hưởng sâu sắc đến mọi khía cạnh trong cuộc sống. Không chỉ mang đến những sản phẩm công nghệ cao giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày mà phát triển phần mềm còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp.
Vậy phát triển phần mềm là gì? Đâu là một số loại hình phần mềm phổ biến được ứng dụng nhiều nhất hiện nay? Tất cả câu trả lời sẽ được tìm thấy ở bài viết dưới đây của Newwave Solutions.
1. Phát triển phần mềm là gì?
Phát triển và lập trình phần mềm là quá trình thiết kế, cải tiến các ứng dụng và hệ thống phần mềm từ giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, mã hóa, kiểm thử cho đến triển khai và duy trì. Để quá trình phát triển phần mềm đạt hiệu quả, các công ty phần mềm phải xác định chính xác yêu cầu của khách hàng, thiết kế kiến trúc, viết mã, kiểm thử, triển khai và duy trì các phần mềm này hoạt động trơn tru .
Thông thường, các giai đoạn này sẽ được thực hiện theo một số mô hình xây dựng phần mềm phổ biến như: Waterfall, Agile, Scrum, hoặc DevOps. Phát triển phần mềm đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lập trình, thiết kế UI UX, quản lý dự án, và hiểu biết về thói quen sử dụng của người dùng. Từ đó, các doanh nghiệp mới có thể phát triển đa dạng các phần mềm như ứng dụng di động, hệ thống quản lý, phần mềm doanh nghiệp, và website.
2. Top 3 phần mềm phổ biến hiện nay
Song song với sự phát triển của xã hội hiện đại, ngày càng nhiều phần mềm được ra đời và đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả lao động của con người. Đối với từng lĩnh vực sẽ có những phần mềm được thiết kế riêng với mục đích sử dụng khác nhau. Và ba loại hình phần mềm phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm: Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm lập trình.
2.1. Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế để quản lý, điều khiển hoạt động cơ bản của một hệ thống máy tính hoặc thiết bị điện tử. Nó chịu trách nhiệm cung cấp môi trường hoạt động cho các ứng dụng và phần cứng khác trong hệ thống.
Phần mềm hệ thống có nhiều chức năng quan trọng, bao gồm quản lý tài nguyên (như bộ nhớ, ổ đĩa và các thiết bị ngoại vi), quản lý tiến trình và luồng dữ liệu, cung cấp giao diện người dùng, bảo mật hệ thống, điều khiển và kiểm soát các hoạt động mạng, đồng thời hỗ trợ quản lý lỗi và sửa chữa.
Một số phần mềm hệ thống phổ biến trong cuộc sống của chúng ta có thể kể đến như:
- Hệ điều hành: Hệ điều hành có chức năng quản lý và điều phối hoạt động của phần cứng cũng như phần mềm của máy tính. Các hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm có Microsoft Windows, Apple Mac OS X và Linux.
- BIOS (Basic Input/Output System): BIOS được lưu trữ trong Bộ nhớ Chỉ Đọc (ROM) trên bo mạch chủ hoặc trong bộ nhớ flash. Khi khởi động máy tính, BIOS là phần mềm đầu tiên được kích hoạt, đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là tải các trình điều khiển của đĩa cứng vào bộ nhớ.
- Chương trình khởi động: Khi bật máy tính, các lệnh trong ROM sẽ tự động tải chương trình khởi động vào bộ nhớ và thực hiện các lệnh.
- Bộ hợp dịch: Khi nhận các lệnh cơ bản của máy tính, bộ hợp dịch sẽ tiến hành chuyển chúng thành một mẫu bit. Lúc đó, bộ xử lý sẽ sử dụng các bit này để thực hiện các hoạt động cơ bản.
- Trình điều khiển driver: Nhờ có trình điều khiển driver, CPU sẽ giao tiếp với các phần cứng khác nhau mà không cần phải đi sâu tìm hiểu chi tiết về cách thức hoạt động của phần cứng. Nhiệm vụ của trình điều khiển driver là cho phép phần cứng hoạt động trơn tru và giao tiếp với các hệ điều hành khác nhau.
>>> Xem ngay: Quy trình phát triển phần mềm – Các kiểu mô hình phát triển phần mềm
2.2. Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là một loại phần mềm được thiết kế và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng. Chúng là những ứng dụng mà người dùng có thể cài đặt và sử dụng trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng.
Phần mềm ứng dụng thường được phát triển để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, như xử lý văn bản, chỉnh sửa hình ảnh, duyệt web, chơi game, quản lý dữ liệu, hay thực hiện các tác vụ kinh doanh bao gồm quản lý tài chính, quản lý khách hàng, và bán hàng. Đặc điểm chung của những phần mềm này là có giao diện thân thiện, thao tác sử dụng đơn giản từ đó dễ dàng đáp ứng thói quen sử dụng của người dùng.
Một số phần mềm ứng dụng phổ biến trong cuộc sống có thể kể đến:
- Phần mềm xử lý văn bản: MS Word, WordPad, Notepad
- Phần mềm bảng tính: Microsoft Excel
- Phần mềm đa phương tiện: VLC player, Window Media Player
- Phần mềm doanh nghiệp: SCM, BI, CRM, ERP
2.3. Phần mềm lập trình
Phần mềm lập trình là một loại phần mềm được sử dụng để xây dựng và thử nghiệm các ứng dụng máy tính. Nó cung cấp công cụ và môi trường cho lập trình viên viết, chỉnh sửa, và kiểm tra mã nguồn các chương trình.
Phần mềm lập trình bao gồm nhiều thành phần, bao gồm trình biên dịch (compiler), trình thông dịch (interpreter), trình soạn thảo mã nguồn (code editor), trình gỡ lỗi (debugger), và các thư viện (libraries) hỗ trợ. Hiểu một cách đơn giản thì những phần mềm này đảm nhiệm vai trò trở thành “thông dịch viên” chuyển đổi ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy. Chỉ những lập trình viên chuyên nghiệp mới đủ khả năng để sử dụng phần mềm lập trình.
3. Một số loại hình phát triển phần mềm
Mô hình phát triển phần mềm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hướng đi và chất lượng đầu ra của sản phẩm. Tùy thuộc đặc điểm của từng dự án và phương pháp làm việc của mỗi doanh nghiệp mà đội ngũ phát triển phần mềm sẽ chọn lựa được mô hình phát triển phần mềm phù hợp.
Có 3 phương pháp phát triển phần mềm được sử dụng phổ biến hiện nay: Waterfall model (Mô hình thác nước), V model (mô hình chữ V) và Agile model (mô hình Agile).
3.1. Waterfall model
Waterfall là một trong những mô hình đầu tiên được sử dụng để phát triển phần mềm. Bằng cách áp dụng tuần tự các bước từ thu thập yêu cầu, thiết kế, phát triển, kiểm thử và triển khai. Ưu điểm của mô hình này là rất dễ sử dụng, các hoạt động ở từng giai đoạn được xác định rõ ràng giúp đảm bảo phát hiện sớm các lỗi. Tuy nhiên, Waterfall model được đánh giá là khá thiếu linh hoạt bởi sẽ rất khó để quay lại một giai đoạn nào đó khi nó đã kết thúc.
3.2. V model
Khi áp dụng V model để phát triển phần mềm, toàn bộ hoạt động sẽ được chia thành 2 giai đoạn nhằm tiến hành song song tương ứng nhau.Trong đó các giai đoạn phía trên của “V” tương ứng với việc xác định yêu cầu, thiết kế và phát triển, trong khi các giai đoạn phía dưới của “V” tương ứng với việc kiểm thử và triển khai.
Việc áp dụng mô hình V trong quá trình phát triển phần mềm sẽ giúp bạn xác định mục tiêu rõ ràng và dễ dàng quản lý dự án hơn. Tuy nhiên, mô hình V có nhược điểm là không phù hợp với các dự án lớn và phức tạp.
3.3. Agile model
Trở thành xu hướng trong những năm gần đây, Agile model hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp phần mềm sử dụng vì tính linh hoạt và phản hồi nhanh xuyên suốt quá trình phát triển phần mềm. Mỗi dự án sẽ được chia thành nhiều “sprints” ngắn và mỗi giai đoạt sẽ phát triển tương đối độc lập. Dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng để có thể áp dụng nhuần nhuyễn phương pháp Agile, bạn sẽ cần một đội ngũ lập trình viên dày dặn kinh nghiệm và có chuyên mô cao.
4. Lợi ích của phát triển phần mềm
Dưới tác động của dòng chảy công nghệ, phát triển và lập trình phần mềm trở thành một hoạt động cần thiết và mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp điển hình như:
- Tăng hiệu quả kinh doanh
Thực tế cho thấy rằng, hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối khổng lồ từ công nghệ với sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của môi trường kinh doanh trực tuyến. Việc ứng dụng hệ thống phần mềm chính là chìa khóa thành công, giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
- Tiết kiệm thời gian lẫn chi phí
Các phần mềm công nghệ hiện nay đều rất thông minh và có nhiều tính hiện đại. Việc sử dụng phần mềm quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chính là xu thế toàn cầu vừa giúp tiết kiệm thời gian quản lý, vừa tiết kiệm chi phí tối đa.
- Đảm bảo tốc độ và sự chính xác trong quá trình xử lý dữ liệu
Các phần mềm phát triển với nhiều tính năng tự động cho phép doanh nghiệp bạn xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Ngoài ra, những phần mềm này còn giúp loại bỏ những sai sót chủ quan của con người, có khả năng thu thập thông tin nhanh chóng và đưa ra dữ liệu tổng hợp đáng tin cậy.
5. Kết luận
Với sự tiến bộ của công nghệ và sự phát triển không ngừng của xã hội, vai trò của phát triển và lập trình phần mềm ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việc nắm bắt và áp dụng những xu hướng và công nghệ mới sẽ giúp chúng ta đạt được sự cải tiến liên tục và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác tin cậy để phát triển phần mềm và tăng cường hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, Newwave Solutions sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Với sự chuyên nghiệp và kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết cung cấp những dịch vụ phát triển phần mềm tiên tiến nhất.
Tô Quang Duy là CEO của Newwave Solutions - Công ty phát triển phần mềm hàng đầu Việt Nam. Ông được công nhận là một chuyên gia công nghệ xuất sắc. Kết nối với ông ấy trên LinkedIn và Twitter.
Bài viết phổ biến
Related News
-
Cách tối ưu hóa chi phí nhờ Offshore Development CenterAugust 15, 2024 View more
-
-