Beta Testing Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa 2 loại kiểm thử
Alpha Testing và Beta testing là phương pháp thử nghiệm sản phẩm kỹ càng trước khi ra mắt trên thị trường. Alpha Testing và Beta testing sẽ kiểm tra xem liệu sản phẩm có thành công trên thị trường không. Cùng Newwave Solutions tìm hiểu Beta testing và Alpha testing là gì? So sánh điểm khác biệt giữa Alpha test và Beta test trong bài viết dưới đây nhé.
Alpha Testing là gì?
Alpha Testing là một phương pháp kiểm thử chấp nhận nội bộ, thường được thực hiện bởi nhóm QA và Testing (các nhân viên hoặc khách hàng tiềm năng của nhà phát triển). Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình kiểm thử, sau giai đoạn kiểm thử chấp nhận và trước khi phát hành để tiến hành kiểm thử Beta. Alplha testing được thực hiện tại trang web phát triển.
Alpha Testing bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên do các nhà phát triển và kiểm thử viên nội bộ kiểm tra, giai đoạn hai do các nhân viên QA phần mềm thực hiện kiểm thử.
Ngoài nhóm Testing, Alpha Testing cũng có thể được thực hiện bởi khách hàng hoặc người dùng tiềm năng của ứng dụng.
Beta Testing là gì?
Giai đoạn thử nghiệm sau Alpha Testing được gọi là Beta testing. Thử nghiệm beta là giai đoạn cuối cùng của quá trình. Các công ty phần mềm thường phát hành phiên bản beta cho một số người dùng ngoài nhóm kiểm thử nội bộ của công ty hoặc cho nhân viên. Trong phiên bản beta testing, công ty thu thập phản hồi từ người dùng.
Tóm lại, Beta Testing có thể được định nghĩa là quá trình thử nghiệm trong một môi trường thực tế được thực hiện bởi người dùng thực. Các giai đoạn thử nghiệm beta đóng: Lập kế hoạch dự án -> Tuyển dụng người tham gia -> Phân phối sản phẩm -> Thu thập Phản hồi -> Đánh giá -> Kết luận Beta testing.
Các công ty thường tuyển dụng beta testing để kiểm thử nghiệm nội bộ, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Trên thực tế, thử nghiệm beta đóng không thể thử tất cả các khả năng trên các môi trường khác nhau. Ý nghĩa của phiên bản beta là giúp kiểm tra ứng dụng trên nhiều thiết bị và khắc phục vấn đề trong thời gian thực trước khi phát hành chính thức ra cộng đồng.
Công ty chọn nhóm beta testing dựa trên nhu cầu của họ. Việc khắc phục vấn đề trong phiên bản beta giúp giảm chi phí phát triển và đảm bảo ổn định trước khi phát hành. Microsoft và Apple đã thành công với việc sử dụng closed test cho các ứng dụng quan trọng của họ trên hàng ngàn người dùng.
>>> Xem thêm: Top 10 Công nghệ mới nhất trong phát triển phần mềm
Phiên bản Alpha và phiên bản Beta có gì khác nhau?
Alpha testing |
Beta testing |
|
Khái niệm | Giai đoạn kiểm thử đầu tiên trong xác thực khách hàng | Giai đoạn kiểm thử thứ 2 trong xác thực khách hàng |
Thực hiện alpha test tại môi trường của nhà phát triển để dễ dàng kiểm soát | Thực hiện Beta testing trên môi trường thực | |
Chỉ test về functionality, usability. | Mở beta testing: Functionality, Usability, Reliability, Securit. | |
Sử dụng kỹ thuật kiểm thử hộp trắng và hộp đen | Sử dụng kỹ thuật kiểm thử hộp đen | |
Issues / Bugs sẽ được log trực tiếp và ưu tiên sửa. | Issues / Bugs được thu thập dưới dạng đề xuất hoặc phản hồi từ người dùng và sẽ được cải tiến ở bản phát hành trong tương lai | |
Mục tiêu alpha test beta test | Đánh giá chất lượng sản phẩm | Đánh giá sự hài lòng người dùng |
Đảm bảo sự sẵn sàng cho quá trình Beta tesing | Đảm bảo phần mềm sẵn sàng phát hành | |
Tập trung tìm lỗi | Tập trung thu thập phản hồi và đánh giá sản phẩm | |
Kiểm tra xem sản phẩm có hoạt động không | Thử nghiệm sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm không | |
Thời gian phù hợp để test | Sau System Testing hoặc khi sản phẩm đang ở giai đoạn hoàn thanh 70-90% | Sau Alpha test và sản phẩm ở giai đoạn 90- 95% |
Thời gian | Chia thành nhiều chu kỳ test | Chỉ có 1 hoặc 2 chu kỳ test |
Mỗi chu kỳ khoảng 1-2 tuần phụ thuộc vấn đề, lỗi tìm thấy | Mỗi chu kỳ khoảng 4-6 tuần phụ thuộc phản hồi của người dùng | |
Người chịu trách nhiệm | Product Management Team, Engineers (in-house developers), Quality Assurance Team | Quality Management, Product Management và nhóm trải nghiệm người dùng |
Người tham gia test | Kỹ thuật viên, tester có kiến thức domain | Người dùng cuối được thiết kế sản phẩm |
Ưu điểm | Phát hiện lỗi không được tìm thấy trong các quá trình kiểm thử hệ thống trước đó | Người dùng có thể kiểm tra tính năng theo nhiều cách |
Phân tích rủi ro có thể xảy ra trong và sau khi sản phẩm ra mắt | Phân tích ý kiến thực tế của người dùng về sản phẩm trước khi ra mắt | |
Hỗ trợ khách hàng trong tương lai | Phản hồi của người dùng sẽ giúp phát triển sản phẩm trong tương lai | |
Xây dựng niềm tin của khách hàng về sản phẩm | Tăng sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm | |
Giảm chi phí bảo trì khi xác định và sửa lỗi trước khi test Beta và ra mắt chính thức | Giảm chi phí sửa chữa cho những lần phát hành sản phẩm trong tương lai | |
Nhược điểm | Không thể kiểm thử tất cả chức năng của sản phẩm. | Các phàn hổi người dùng không phải lúc nào cũng hiệu quả |
Chỉ test các yêu cầu nghiệp vụ | Những người tham gia test không phải ai cũng đáp ứng được chất lượng test |
>>> Xem thêm: Thuê Người Kiểm Thử Phần Mềm Tại Việt Nam
Ý nghĩa của Alpha Beta
Alpha Testing là quá trình kiểm thử phần mềm tại môi trường nhà phát triển, bởi các nhân viên hoặc khách hàng tiềm năng. Mục đích của Alpha Testing là kiểm tra tính đúng đắn, khả năng sử dụng của phần mềm qua các phiên bản α version β version γ version.
Beta Testing là quá trình kiểm thử phần mềm (cbt games, beta testing games,
beta app version) tại môi trường của người dùng, do người dùng thực tế được doanh nghiệp chọn. Ứng dụng Beta Testing là kiểm tra tính năng, độ ổn định, và trải nghiệm sử dụng của phần mềm.
Thử nghiệm beta là cơ hội quan trọng cho người quản lý sản phẩm thu thập phản hồi, ý tưởng từ người dùng và đề xuất cho các phiên bản chỉnh sửa trong tương lai. Người thử nghiệm thường đưa ra yêu cầu và nhận xét tích cực hơn người dùng thông thường.
Thử nghiệm beta cũng là cơ hội để truyền thông về sản phẩm đến với những người đang hoặc sẽ sử dụng. Ứng dụng phiên bản Beta giúp tăng sự quan tâm của người dùng đối với sản phẩm cuối cùng của tổ chức.
Việc thu thập thông tin trước khi phát hành rộng rãi giúp nhà sản xuất ưu tiên hướng dẫn người dùng tính năng nào hơn, hỗ trợ người dùng và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng thông thường.
Trên đây là bài viết chia sẻ Beta Testing và Alpha Testing là gì? So sánh điểm khác biệt giữa Alpha test và Beta test chi tiết. Cả hai loại kiểm thử đều cần thiết để đảm bảo sản phẩm cuối cùng của tổ chức chất lượng, thân thiện với người dùng, phù hợp với nhu cầu thị trường. Hy vọng những thông tin mà Newwave Solutions chia sẻ sẽ giúp các bạn nắm rõ điểm khác biệt và khi nào cần test sản phẩm. Cảm ơn các bạn đã đọc!
Tô Quang Duy là CEO của Newwave Solutions - Công ty phát triển phần mềm hàng đầu Việt Nam. Ông được công nhận là một chuyên gia công nghệ xuất sắc. Kết nối với ông ấy trên LinkedIn và Twitter.
Bài viết phổ biến
Related News
-
Cách tối ưu hóa chi phí nhờ Offshore Development CenterAugust 15, 2024 View more
-
-