chevron Newwave Solutions
Back

Vertical SaaS và Horizontal SaaS: 3 điểm khác biệt chính

img-blog Newwave Solutions

Bạn có biết sự khác biệt giữa Vertical SaaS và Horizontal SaaS có thể cải thiện đáng kể chiến lược phát triển kinh doanh của bạn? Vertical SaaS và Horizontal SaaS có gì biệt?

Hiểu sự khác biệt giữa Vertical SaaS và Horizontal SaaS có thể phát triển quy trình kinh doanh. Đặc biệt là lĩnh vực công nghệ nhanh chóng thay đổi, thị trường, các mô hình dịch vụ và nhu cầu của người dùng. Cùng Newwave Solutions tìm hiểu Vertical SaaS và Horizontal SaaS: 3 điểm khác biệt chính trong bài viết dưới đây nhé!

Vertical SaaS là gì?

Vertical SaaS (Software-as-a-Service) Vertical SaaS là hình thức điện toán đám mây tập trung vào một ngành dọc cụ thể. Ví dụ, có thể có các giải pháp Vertical SaaS dành cho ngành bán lẻ, bảo hiểm, ô tô. Với sự phổ biến của quá trình số hóa trong nhiều ngành, ngày càng có nhiều giải pháp Vertical SaaS nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng ngành hoặc phân khúc đó.

Vertical SaaS là gì?
Vertical SaaS là gì?

Vertical SaaS có quy mô thị trường nhỏ, tập trung vào một phân khúc cụ thể để giải quyết hiệu quả. Một số giải pháp ý nghĩa Vertical SaaS được phát triển bởi các chuyên gia trong ngành bán lẻ, dịch vụ có hiểu biết sâu sắc về các yêu cầu và thách thức cụ thể trong phân khúc đó.

Horizontal SaaS là gì?

Horizontal SaaS, hay SaaS theo chiều ngang là gì?

Horizontal SaaS là hình thức điện toán đám mây nhắm đến nhiều đối tượng và đa ngành khác nhau, phục vụ giải pháp chung cho ngành kinh doanh. Các giải pháp Horizontal SaaS có tính phổ quát, ví dụ như giao tiếp nội bộ trong công ty.

Horizontal SaaS là gì?
Horizontal SaaS là gì?

Horizontal SaaS, hay SaaS theo chiều ngang là các giải pháp SaaS tập trung vào từng lĩnh vực công việc riêng lẻ. Ví dụ theo nghiệp vụ có các lĩnh vực:

  • Quản trị nhân lực tổng thể
  • Quản trị và kết nối chuỗi cung ứng
  • Marketing
  • E-Office

SaaS dọc và ngang khác nhau ở một số khía cạnh, bao gồm phạm vi của các ngành mục tiêu và quy mô thị trường. Hơn nữa, cách tiếp cận của bạn để thu hút và giữ chân khách hàng cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc bạn chạy SaaS theo chiều ngang hay chiều dọc. Hãy cùng khám phá một số khác biệt này.

3 điểm khác biệt chính giữa Vertical SaaS và Horizontal SaaS

Phạm vi ngành mục tiêu và quy mô thị trường

Các giải pháp Vertical và Horizontal SaaS khác nhau về phạm vi ngành mục tiêu và quy mô thị trường. Vertical SaaS đáp ứng nhu cầu của một nhóm cụ thể trong một ngành, trong khi Horizontal SaaS có cơ sở khách hàng đa dạng và cung cấp giải pháp cho lượng người dùng tiềm năng lớn hơn. Ngoài ra, Horizontal SaaS có xu hướng tiếp cận hoàn toàn khác biệt đối với các nỗ lực tiếp thị giữ chân người dùng.

Cạnh tranh

Các giải pháp Horizontal SaaS phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt vì chúng nhắm đến nhiều ngành khác nhau và phải tạo sự khác biệt nổi bật so với đối thủ trong số nhiều giải pháp được cung cấp. Khách hàng có thể dễ dàng so sánh phần mềm của họ với nhiều giải pháp khác để tham khảo chất lượng, mức giá rồi mới đưa ra quyết định.

Phương pháp tiếp cận và giữ chân

Mặt khác, bằng cách tập trung vào một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể, các giải pháp Vertical SaaS sẽ ít gặp phải sự cạnh tranh và tiếp cận khách hàng dễ hơn. Với ít lựa chọn thay thế, đương nhiên sẽ có ít sự cạnh tranh khi thu hút người dùng.

Các giải pháp Vertical SaaS không chỉ thu hút người dùng dễ dàng mà còn giữ chân họ lâu hơn. Thực tế cho thấy, người dùng các giải pháp Vertical SaaS có xu hướng gắn bó với phần mềm họ sử dụng vì sự tiện lợi và quen thuộc.

Ý nghĩa vertical kinh doanh

Vertical kinh doanh, còn được gọi là kinh doanh theo chiều dọc, đề cập đến mô hình kinh doanh trong đó công ty hoạt động trên nhiều cấp độ của một ngành công nghiệp. Thay vì chỉ tập trung vào một giai đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất, công ty sẽ thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến các giai đoạn khác nhau.

Theo mô hình vertical kinh doanh, công ty có thể sở hữu hoặc kiểm soát đơn vị cung cấp, nhà sản xuất, các công ty con liên quan đến các bước khác nhau trong chuỗi giá trị. Ví dụ, một công ty sản xuất ô tô có thể sở hữu nhà cung cấp phụ tùng, nhà máy lắp ráp ô tô và một công ty bảo trì dịch vụ sau bán hàng. Thực hiện các hoạt động khác nhau trong ngành, công ty có thể giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài và tăng mức độ cạnh tranh.

 Ý nghĩa của vertical kinh doanh
Ý nghĩa của vertical kinh doanh

Ý nghĩa của vertical kinh doanh:

  • Kiểm soát chuỗi cung ứng: Sở hữu các giai đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng, công ty có thể tăng cường kiểm soát và quản lý quy trình sản xuất và cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ linh hoạt hơn
  • Tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng: Vertical kinh doanh cho phép công ty can thiệp trực tiếp vào quy trình sản xuất và quy trình kiểm soát chất lượng nhằm nâng cao hiệu suất sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Tăng tính cạnh tranh: Sở hữu nhiều giai đoạn của chuỗi giá trị, công ty dễ dàng tạo lợi thế cạnh tranh thông qua tính toàn diện, tính đồng nhất trong hoạt động kinh doanh.
  • Tăng khả năng đổi mới: Vertical kinh doanh cung cấp cho công ty khả năng nghiên cứu kỹ hơn qua việc tận dụng kiến thức và kỹ năng từ các giai đoạn khác nhau trong ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, vertical kinh doanh cũng có nhược điểm, như đòi hỏi đầu tư vốn lớn, phải có sự chuyên môn cao trong từng giai đoạn hoạt động, độ phức tạp trong quản lý,…. Điều này có thể khiến mô hình này không phù hợp cho một số công ty nhỏ hoặc các ngành công nghiệp có tính chất đặc thù.

Doanh nghiệp nên lựa chọn xu hướng SaaS nào cho phù hợp

Chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc mở rộng theo ý nghĩa Vertical hay Horizontal SaaS. Cần có đội ngũ tiếp thị và bán hàng phù hợp. Nếu mở rộng theo Vertical SaaS, nhân viên phải hiểu rõ ngành và vấn đề cốt lõi khách hàng gặp phải. Sự hiểu biết này giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng chọn giải pháp của bạn hơn.

Lựa chọn mô hình SaaS phụ thuộc vào quy mô quản lý doanh nghiệp, nhu cầu nghiệp vụ hiện tại và trong tương lai. Để xác định mô hình phù hợp, doanh nghiệp có thể xem xét các vấn đề:

  • Quản lý và giải quyết các nghiệp vụ nào là quan trọng đối với doanh nghiệp? Có những nghiệp vụ đặc thù cần tùy biến nhiều không?
  • Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển quy mô và sử dụng công cụ công nghệ trong tương lai như thế nào? Có dự định mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới hay không?
Doanh nghiệp nên lựa chọn xu hướng SaaS nào cho phù hợp
Doanh nghiệp nên lựa chọn xu hướng SaaS nào cho phù hợp

Dựa trên câu trả lời cho những câu hỏi trên, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chọn mô hình SaaS phù hợp. Tuy nhiên, dù lựa chọn mô hình nào, doanh nghiệp cần vạch ra kế hoạch triển khai và ứng dụng công nghệ trong dài hạn. Kế hoạch có thể tùy chỉnh cho phù hợp để duy trì, phát triển, mở rộng doanh nghiệp. Giải pháp lựa chọn cần được kết nối và mở rộng để đáp ứng sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Bằng cách xem xét cẩn thận các yếu tố này, doanh nghiệp có thể chọn mô hình SaaS phù hợp và cải thiện hiệu suất hoạt động, quản lý nghiệp vụ của mình.

Sự thành công của khách hàng là trọng tâm chính của SaaS. Tập trung vào sự thành công của khách hàng giúp tăng tỷ lệ giữ chân và thu hút khách hàng mới. Trong lĩnh vực SaaS, việc tạo ra một vị trí riêng biệt trong một thị trường cụ thể có thể gặp khó khăn. Horizontal SaaS nhắm đến thị trường rộng hơn, tạo ra nhiều cơ hội cho các SaaS khác nhau. Horizontal SaaS cần thời gian để trở nên bão hòa hoàn toàn.

Thị trường kinh doanh vẫn còn sôi động với các giải pháp SaaS được triển khai tốt và các công ty khởi nghiệp SaaS vẫn đang thu hút được tài trợ và ngày càng phổ biến hơn. Qua bài viết trên, Newwave Solution hy vọng bạn đã nắm rõ Vertical SaaS và Horizontal SaaS: 3 điểm khác biệt chính. Cảm ơn các bạn đã đọc!

Tô Quang Duy là CEO của Newwave Solutions - Công ty phát triển phần mềm hàng đầu Việt Nam. Ông được công nhận là một chuyên gia công nghệ xuất sắc. Kết nối với ông ấy trên LinkedIn và Twitter.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Văn phòng

Newwave Solutions là một trong Top 10 công ty Phát triển Phần mềm hàng đầu tại Việt Nam với 12+ năm kinh nghiệm và 300+ chuyên gia IT.
MST: 0105627951
Giờ làm việc: 8:30 - 17:30 (GMT+7)

icon-map Newwave Solutions
Trụ sở chính
Hà Nội
Tầng 1, 4, 10, toà nhà Mitec, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam
View Map
icon-map Newwave Solutions
Chi nhánh
Tokyo
1-11-8 Yushima, Quận Bunkyo, Thành phố Tokyo 113-0034, Nhật Bản
View Map
Newwave Solutions Hotline Newwave Solutions Zalo Newwave Solutions Email